Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Hải Hậu quê tôi

Hải Hậu Phía đông bắc giáp huyện Giao Thủy, phía bắc giáp huyện Xuân Trường, phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh, phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hưng, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Cực nam của huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh Long, ranh giới với huyện Nghĩa Hưng. Bờ biển Hải Hậu dài dọc theo thị trấn Thịnh Long và các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông và giáp với huyện Giao Thủy.
Huyện có diện tích 230,22 km². Toàn bộ diện tích huyện Hải Hậu là đồng bằng với khoảng 32 km bờ biển, trên địa bàn huyện không có ngọn núi nào.
Huyện có dân số 256.864 người.

Na tím một đặc sản Hải Hậu

Na tím một đặc sản Hải Hậu

Những đặc sản quê tôi như Na, Soài, Mít, Bười, Thanh Long gần như nhà nào cũng có, đây là những sản phẩm "cây nhà lá vườn" rất đỗi gần gũi với mọi người khi về thăm quê.
Hải Hậu vào vụ lúa hè thu

Hải Hậu vào vụ lúa hè thu
Năm nay vụ thu đông sắp bắt đầu những mùi hương lúa tỏa ngào ngạt nếu ai đi xa về sẽ thấy rõ được khi lướt qua những con đường nội đồng.

Kinh tế
  • Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2003 - 2005 đạt 8,1%/năm, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 9,5%/năm; bình quân cả thời kỳ 2003 - 2010 là 8,5%/năm. Thu nhập bình quân năm 2010 đạt khoảng 7 triệu đồng/người (theo giá hiện hành)
  • Hải Hậu là một trong những vựa lúa của Nam Định cũng như vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là một trong những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Hải Hậu khá nổi tiếng với gạo tám, nếp hương, dự, v.v...
  • Kinh tế của Hải Hậu khá đa dạng, gồm nông nghiệp (trồng lúa), đánh bắt và chăn nuôi thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ (nghề mộc), làm muối, cây cảnh và đặc biệt là du lịch. Huyện Hải Hậu phát triển du lịch tại bãi tắm Thịnh Long. Ngoài ra cảng Thịnh Long cũng đóng vai trò trong phát triển kinh tế của huyện. Bốn xã được coi là mũi nhọn trong nền kinh tế Hải Hậu là thị trấn Cồn - nơi có chợ Cồn là trung tâm của cả vùng, thị trấn Thịnh Long, thị trấn Yên Định - là trung tâm huyện và xã Hải Giang, Hải Phong, Hải Ninh nơi có những cánh đồng lúa tám thơm đặc sản Hải Hậu. Bờ biển Hải Hậu còn có các cánh đồng muối. Người dân ở đây cũng tham gia đánh bắt hải sản. Ngoài ra, vào lúc nông nhàn người dân cũng đi làm ở các nơi đem lại một nguồn thu nhập quan trọng trong mỗi gia đình.
Giáo dục
  • Giáo dục, đào tạo ngày càng được xã hội hoá sâu rộng. Tất cả các thị xã, thị trấn đều có trường học cao tầng, nhiều xã có 3 - 4 trường. Chất lượng giáo dục toàn diện được củng cố vững chắc cả về giáo dục, trí dục, đức dục, giáo dục quốc phòng và pháp luật. Đặc biệt, số học sinh ở cả ba cấp đạt kết quả cao qua các kỳ thi học sinh giỏi tăng đều qua các năm, đạt thứ hạng 2, 3 toàn tỉnh. Đến năm 2002, 100% xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2004, toàn huyện có 6 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 3 trường trung học cơ sở và 1 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2001 - 2010.
  • Huyện Hải Hậu có 8 trường cấp 3 công lập: (Trường thpt A Hải Hậu, Trường thpt B Hải Hậu, Trường thpt C Hải Hậu, Trường Trung học phổ thông Thịnh Long(D) và Trường Trung học phổ thông Trần Quốc Tuấn, Trường PTTH Vũ Văn Hiếu,Trường Trung học phổ thông An Phúc, Trường Trung học phổ thông Dân Lập Hải Hậu). Trong đó Trường Trung học phổ thông A Hải Hậu là một trong những lá cờ đầu trong tỉnh về giáo dục đào tạo.
Tác giả: Anh Tuấn

9 nhận xét:

  1. Hải Hậu quê mình đây mà! Đẹp quá.

    Trả lờiXóa
  2. Ô na tím! Giờ mới được nhìn thấy.

    Trả lờiXóa
  3. Ôi quê tôi! Nhớ quê hương mình quá!

    Trả lờiXóa
  4. Quê hương là chùm khế ngọt...Hải Hậu quê mình đã ngày càng phát triển


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Keke! Công nhận chị Tuyết nhỉ?

      Xóa
    2. Uh. Nếu ai mà đi xa lâu không về đều thấy bất ngờ sao quê mình thay đổi nhanh vậy, phát triển hơn, đẹp hơn...

      Xóa
  5. Lâu không về quê thấy Hải Hậu phát triển nhanh thật đấy

    Trả lờiXóa